Thần thoại Ninurta

Lugal-e

Ninurta có lẽ xuất hiện trong nhiều huyền thoại hơn bất kỳ vị thần Lưỡng Hà nào khác, chỉ đứng sau Inanna.[16] Trong bài thơ Sumer Lugal-e, còn được gọi là Cuộc khai hoang của Ninurta, con quỷ Asag đã gây ra bệnh tật và đầu độc các dòng sông.[7] Cây gậy biết nói Sharur của Ninurta đã thúc giục ông đi thách đấu với Asag.[3] Ninurta đối đầu với Asag, kẻ được bảo vệ bởi một đội quân toàn chiến binh đá.[17][18][19][3] Ninurta ban đầu "chạy trốn như một con chim",[3] nhưng Sharur hối thúc ông chiến đấu.[3] Ninurta giết Asag và đội quân của hắn.[17][18][19][3] Sau đó Ninurta sắp xếp lại thế giới,[17][18] sử dụng những viên đá từ các chiến binh mà ông đã đánh bại để xây dựng những ngọn núi, ở đó ông thiết kế sao cho tất cả các con suối, hồ và sông chảy vào sông TigrisEuphrates, làm cho chúng trở nên hữu ích cho thủy lợi và nông nghiệp.[17][3][7] Mẹ của Ninurta Ninmah từ trên trời xuống để chúc mừng thắng lợi của con trai mình.[3][7] Ninurta dành tặng ngọn núi đá cho bà và đổi tên bà thành Ninhursag, nghĩa là "Nàng Núi".[3][7] Nisaba, nữ thần của các kinh sư, xuất hiện và ghi lại chiến thắng của Ninurta, cũng như cái tên mới của Ninhursag.[3] Cuối cùng, Ninurta trở về nhà ở Nippur và được tôn vinh như một anh hùng.[18] Huyền thoại này kết hợp vai trò của Ninurta như một vị thần chiến binh với vai trò một vị thần nông nghiệp.[17] Tiêu đề Lugal-e có nghĩa là "Ôi Vị vua!" và lấy từ câu mở đầu bài thơ trong tiếng Sumer gốc.[18] Cuộc khai hoang của Ninurta là một tiêu đề hiện đại được đặt bởi các học giả.[18] Bài thơ cuối cùng đã được dịch sang tiếng Akkad sau khi tiếng Sumer dần bị xem là quá khó hiểu.[18]

Một tác phảm song hành với Lugal-e là Angim dimma, hoặc Ninurta Trở về Nippur,[18] mô tả việc Ninurta trở lại Nippur sau khi giết Asag.[18] Nó có ít mạch chuyện mà chủ yếu chỉ ca ngợi Ninurta hết lời và so sánh ông với thần An.[20][18] Angim dimma được cho là lúc đầu được viết bằng tiếng Sumer trong Triều đại thứ ba của Ur (k. 2112 - k. 2004 trước Công nguyên) hoặc đầu Thời kỳ Cựu Babylon (k. 1830 - k. 1531 trước Công nguyên),[21] nhưng các văn bản lâu đời nhất còn tồn tại của nó có niên đại từ thời kỳ Cựu Babylon.[21] Nhiều phiên bản sau của văn bản vẫn còn tồn tại.[21] Nó được dịch sang tiếng Akkad trong thời kỳ Trung Babylon (k. 1600 - k. 1155 trước Công nguyên).[18][21]

Huyền thoại Anzû

Ninurta cầm tia sét trong tay, truy đuổi Anzû, kẻ đã đánh cắp Phiến đá Định mệnh từ Thánh địa của Enlil[1](Austen Henry Layard Monument of Nineveh, 2nd Series, 1853)

Trong truyền thuyết Anzû và Phiến đá Định mệnh của Cựu, trung và Hậu Babylon, Anzû là một con quỷ chim chim khổng lồ.[22][23][1] Enlil giao cho Anzû làm người canh gác thánh địa của mình,[22][24] nhưng Anzû phản bội Enlil và đánh cắp Phiến đá Định mệnh,[25][26][1] một phiến đất sét linh thiêng trao cho Enlil quyền lực,[27] trong lúc Enlil đang chuẩn bị đi tắm.[28][26] Các dòng sông khô cạn và các vị thần bị tước bỏ quyền năng.[24] Các vị thần cử Adad, Gerra và Shara đi đối đầu với Anzû,[24][28] nhưng tất cả đều thất bại.[24][28] Cuối cùng, thần Ea đề xuất rằng các vị thần nên cử Ninurta, con trai của Enlil đi[24][28] Ninurta đối mặt với Anzû và bắn tên vào hắn,[29][18][3] nhưng Phiến đá Định mệnh có sức mạnh đảo ngược thời gian[18][3] và Anzû sử dụng sức mạnh này để làm cho mũi tên của Ninurta văng ra và trở lại dạng của các thành phần làm nên nó:[29][18][3] các trục quay trở lại thành xương rồng, lông vũ trở thành chim chóc và đầu mũi tên quay trở lại mỏ đá.[3] Ngay cả cây cung của Ninurta cũng quay trở về rừng và dây cung len biến thành một con cừu.[3]

Ninurta gọi gió nam đến viện trợ, nó xé toạc cánh của Anzû.[29][3] Ninurta rạch cổ Anzû và lấy Phiến đá Định mệnh.[3] Thần Dagan tuyên bố chiến thắng của Ninurta với các các vị thần[28] và Ninurta được phần thưởng là một ghế ngồi nổi bật trong hội đồng.[28][24][5] Enlil cử sứ giả Birdu đến yêu cầu Ninurta trả lại Phiến đá Định mệnh.[30] Đoạn Ninurta trả lời Birdu bị hư hại, nhưng có thể đoán được ban đầu ông từ chối trả lại phiến đá.[31] Tuy nhiên, đến cuối cùng Ninurta đã trả lại Phiến đá Định mệnh cho cha mình.[24][32][1][18] Câu chuyện này đặc biệt phổ biến trong giới học giả của triều đình Assyria.[18]

Huyền thoại về Ninurta và Rùa, được ghi lại trong UET 6/1 2, là một mảnh rời từ một tác phẩm văn học dài hơn.[33] Trong đó, sau khi đánh bại Anzû, Ninurta được Enki vinh danh ở Eridu.[3][33] Ninurta đã mang về một con chim non từ chỗ Anzû và được Enki khen ngợi.[3] Tuy nhiên, Ninurta khao khát quyền lực và vinh quang hơn nữa, "hướng tầm mắt của mình lên toàn thế giới."[3] Enki cảm nhận được suy nghĩ của ông và tạo ra một con rùa khổng lồ, rồi thả nó đi sau Ninurta. Nó cắn vào mắt cá chân của người anh hùng.[3][33][34] Khi họ vật lộn với nhau, con rùa dùng móng vuốt đào một cái hố, và cả hai đều rơi vào đó.[3][33][34] Enki hả hê vì thất bại của Ninurta.[33][34] Phần cuối của câu chuyện bị mất;[35][3] phần cuối cùng có thể đọc được của văn bản là lời than thở từ mẹ của Ninurta, Ninmah, người dường như đang cân nhắc tìm người thay thế cho con trai mình.[33] Theo Charles Penglase, trong phiên bản này, Enki được xây dựng như là nhân vật chính và thành công trong âm mưu chiếm đoạt quyền lực của Ninurta nhằm mục đích thể hiện sự khôn ngoan và xảo quyệt của Enki.[33]

Những huyền thoại khác

Ấn con dấu hình trụ Sumer, k. 3200 TCN, cho thấy một lãnh chúa và nông nô của mình đang cho ăn một đàn linh thú. Ninurta là một vị thần nông nghiệp[4] và, trong một bài thơ được gọi là "Georgica của Sumer", ông đưa ra lời khuyên chi tiết về nông nghiệp.[1]

Trong Hành trình đến Eridu của Ninurta, Ninurta rời khỏi đền thờ Ekur ở Nippur và đi đến Abzu ở Eridu, cùng với một kẻ dẫn đường không tên.[36] Tại Eridu, Ninurta tụ hội với AnEnki,[28] Enki trao cho ông me của sự sống.[37] Bài thơ kết thúc khi Ninurta trở về Nippur.[37] Câu chuyện có thể liên quan đến hành trình bức tượng thờ của Ninurta được vận chuyển từ thành phố này sang thành phố khác và "người dẫn đường" là người mang tượng thờ.[28] Câu chuyện gần giống với một huyền thoại Sumer khác là Inanna và Enki, trong đó nữ thần Inanna đến Eridu và nhận được các me từ Enki.[38] Trong một bài thơ được gọi là "Georgica của Sumer", được viết vào khoảng năm 1700 đến 1500 trước Công nguyên, Ninurta đưa ra lời khuyên chi tiết về các vấn đề nông nghiệp,[1][39][3] bao gồm cách trồng, chăm sóc và thu hoạch mùa màng, làm thế nào để chuẩn bị các cánh đồng trước khi trồng trọt, và thậm chí làm thế nào để đuổi chim ra khỏi cây trồng.[1][3] Bài thơ bao gồm gần như mọi khía cạnh của cuộc sống nông nghiệp trong suốt chu kì một năm.[1] Mặc dù bài thơ bắt đầu như một lời khuyên từ một người cha cho con trai mình,[3] nó kết thúc bằng những câu: "Đây là những chỉ dẫn của Ninurta, con trai của Enlil. Ôi Ninurta, người nông dân đáng tin cậy của Enlil, ta chấp chận lời ca tụng của các ngươi."[3] "Người cha" ở đầu bài thơ được tiết lộ là chính Ninurta.[3]

Huyền thoại về Các anh hùng bị giết được nhắc đến trong nhiều văn bản, nhưng không bao giờ được bảo tồn đầy đủ.[1] Trong huyền thoại này, Ninurta phải chiến đấu với nhiều đối thủ khác nhau.[40][3] Đen và Xanh mô tả những đối thủ này là "những vị thần nhỏ kỳ quái";[2] bao gồm Wild Ram sáu đầu, Vua Cây cọ và con rắn bảy đầu.[3][5] Một số kẻ thù này là những vật thể vô tri, như Thuyền Magillum, mang linh hồn của người chết đến Địa ngục và đồng cứng, đại diện cho một loại kim loại được coi là quý giá.[3][2] Câu chuyện về những thử thách và chiến thắng liên tiếp này có thể là nguồn gốc cho truyền thuyết Hy Lạp về Mười hai kỳ công của Heracles.[5][3]